HIỆU QUẢ DO ĐÂU?

Làm sao để ghi nhớ nhanh và làm việc siêu hiệu quả?

Đó chính là NIỆM, còn gọi là sức mạnh tập trung.

NIỆM nghĩa là sự tập trung tính thần ở mức cao độ vào vật gì hoặc việc gì đó.

Tập trung vào cái thiện (sự mở mang, vươn lên, sinh sôi nảy nở, ánh sáng, bình an, mát lành) thì gọi là CHÁNH NIỆM. Tập trung vào cái ác (đen tối, ghen ghét, bế tắc, chết chóc, tham dục, ràng buộc, dính mắc) thì gọi là TÀ NIỆM. Tơ tưởng tào lao, tùm lum, khi niệm cái này, lúc niệm cái khác, tâm thức chuyển động quá nhanh thì gọi là TẠP NIỆM hoặc LOẠN NIỆM. Nhớ lại quá khứ thì gọi là VỌNG NIỆM.

NIỆM đủ lâu và đủ sâu thì mang lại NIỆM LỰC. Niệm lực có sức mạnh kinh hoàng. Nhiều người nói rằng NIỆM LỰC cho phép ta giao tiếp với người cách xa hàng ngàn dặm mà không cần dùng điện thoại hay internet. Nhiều người còn tin rằng một số thiền sư có thể nhận được thông điệp từ cây cối và muông thú.

CHÁNH NIỆM nếu giữ được trong mọi hoạt động thì là một điều quá tuyệt vời. Nhưng giữ chánh niệm trong mọi việc là điều khó hơn lên giời. Tương truyền chỉ có Đức Thích Ca là giữ được chánh niệm 24/24 giờ. Nghĩa là để hết tâm ý vào điều mình đang nói, việc mình đang làm trong từng giây phút.

Những thiền sư nổi tiếng như Thích Minh Niệm, Thích Nhất Hạnh cũng không dám nhận mình giữ chánh niệm cả ngày. Thầy Xá Lợi Phất, bậc tu chứng ngang ngửa với Phật cũng nhận chỉ có Đức Thích Ca là giữ chánh niệm suốt cả ngày. Ngoài ra không hề có ai làm nổi như vậy.

Vậy thì đám phàm phu tục tử như chúng ta, chỉ cần học và đọc bài trong chánh niệm là quá tốt rồi. Học trong chánh niệm khiến ta mau chóng thuộc bài, nhớ bài rất nhanh. Nhanh đến mức bất ngờ.

Khoa học Phương Tây bấy lâu hiểu lầm rằng người ta học nhanh thuộc là do sự hấp dẫn của khách thể. Họ đi tìm kiếm ở bên ngoài như âm thanh, hình ảnh, chuyển động. Họ nói nếu nội dung giảng dạy gắn với màu mạnh, gắn với chuyển động, gắn với hình ảnh thì người học sẽ học nhanh thuộc hơn.

Sai lầm to.

Gần đây chính khoa học phương Tây đã thú nhận quan niệm ấy là sai. Nói cách khác, phương pháp tăng màu sắc, chuyển động và hình ảnh chỉ là phụ trợ. Đôi khi còn có hại nếu bạn thiết kế đối tượng quá màu mè và cầu kì. Hãy đọc cuốn sách của tập đoàn Google có tên là Searching Inside Yourself để hiểu thêm.

Chính là CHÁNH NIỆM làm cho người ta mau thuộc bài và ghi nhớ tốt.

LÀM SAO ĐỂ CÓ CHÁNH NIỆM?

Hãy ghi nhớ 5 phương pháp chiến thuật:

  1. Không bày bựa bộn phòng học và phòng làm việc. Vứt bỏ đồ thừa thãi và không liên quan ra khỏi nơi ngồi học.
  2. Ăn đủ no, mặc đủ ấm, ánh sáng đủ độ.
  3. Không gian yên tĩnh.
  4. Tắm rửa sạch để không bị ngứa ngáy.
  5. Không học khi còn đang say rượu.

Và quan trọng hơn, hãy ghi nhớ 5 phương pháp chiến lược:

  1. Giảm bỏ bạn bè, tụ tập.
  2. Giảm bỏ tiệc tùng, ăn nhậu.
  3. Giảm bỏ mua sắm.
  4. Không xài đồ nhiều tiền, xa xỉ.
  5. Giảm các mối quan tâm vô ích.
  6. Ăn ngủ điều độ để duy trì sức khỏe tốt.

Cuối cùng, hãy ghi nhớ câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh:

"Luôn hành động nghiêm cẩn, chú ý từng động tác của thân thể ta như ta đang tắm rửa cho một bức tượng Phật hay tượng Jesus vậy."

(Theo Sang Đỗ)